phòng ngừa chó cắn
in

Phòng ngừa chó cắn

Phòng ngừa chó cắn là bài học ai cũng phải được biết. Bởi vì chó ở khắp mọi nơi, một số thì rất thân thiện, còn số khác thì lại rất hung dữ. Là chủ sở hữu những con chó, chúng ta phải chịu trách nhiệm huấn luyện những con chó và giữ chúng dưới sự kiểm soát tại mọi thời điểm. Chúng ta cũng phải giúp thông báo cho người khác về hành vi của con chó như là con chó của tôi rất hiền, bạn hãy yên tâm hoặc con chó của tôi rất hung dữ bạn đừng lại gần và khiêu khích nó.

Chúng ta phải hiểu rằng bất kỳ con chó nào cũng có khả năng cắn, bất kể giống nào hay kích cỡ. Ngay cả những con chó đẹp nhất có thể vồ bạn hoặc cắn khi nó bị thương hay lúc nó sợ hãi. Tôi đã từng gặp giống chó Husky cắn người tại công viên Thống Nhất, có thể vì nó sợ hãi một điều gì đó. Các bạn biết đấy, giống chó kéo xe Husky rất hiền. Vì vậy, tôi nghĩ tất cả trẻ em và người lớn nên học cách giữ cho mình an toàn với những con chó. Quan trọng nhất, chủ sở hữu phải có trách nhiệm với con chó của họ.

Huấn luyện để phòng trường hợp cắn dành cho chủ sở hữu chó.

Huấn luyện cho con chó của bạn vâng lời bạn, sau đó tiếp tục các bài huấn luyện xã hội hóa.

Cho phép con chó của bạn tương tác với nhiều người khác, bằng cách dùng dây xích dắt đi dạo ở công viên, những chỗ đông người, tiếp xúc với trẻ em, người già, người tàn tật và người cao tuổi. Cho con chó tiếp xúc nhiều tình huống khác nhau một cách thường xuyên, chẳng hạn như các động vật khác, tiếng ồn lớn, tiếng xe máy lớn, xe đạp, và bất cứ điều gì khác mà có thể gây ra sự sợ hãi.

Không kỷ luật con chó của bạn với những hình phạt về thể chất, bao gồm đánh đập hay gây hấn.

Nếu con chó của bạn là chó dữ và chưa được xã hội hóa thì bạn cần luôn bảo đảm rằng con chó của bạn được xích hoặc ở trong một khu vực hàng rào. Hãy kiểm soát con chó của bạn trong tầm nhìn vào mọi lúc.

Nếu bạn nghi ngờ hoặc biết rằng con chó của bạn có khuynh hướng sợ hãi hay hung hăng, bạn phải luôn luôn cảnh báo sớm cho những người khác. KHÔNG được để cho con chó của bạn tiếp cận người và động vật khác, trừ khi tình hình được kiểm soát chặt chẽ.

Quý khách có nhu cầu sử dụng các dịch vụ cho chó con có thể tham khảo các dịch vụ sau:

  1. đỡ đẻ & mổ đẻ cho chó mèo
  2. tiêm phòng cho chó mèo
  3. bảng giá thú y
  4. triệt sản cho chó mèo
  5. cấp cứu chó mèo
  6. siêu âm chó mèo
  7. chữa ghẻ viêm da chó mèo

Luôn phải chú ý tiêm phòng chó cẩn thận, 1 năm nhắc lại 1 lần (đặc biệt là bệnh dại).

Luôn luôn khen thưởng và khen ngợi con chó của bạn khi nó làm đúng một việc gì đó.

Tránh chó cắn: Lời khuyên cho trẻ em và người lớn

Đừng bao giờ cố gắng tiếp cận hoặc chạm vào một con chó mà mình không quen biết, thậm chí phớt lờ lời cảnh báo của chủ chó cũng là một hành vi cực kỳ nguy hiểm. Nếu chủ sở hữu không có mặt, đừng đi gần con chó.

Khi gặp một con chó lạ, nếu bạn thực sự muốn vuốt ve và được chủ chó cho phép: Bạn có thể cúi xuống hoặc để tay sang bên, để cho con chó đánh hơi bàn tay của bạn trước khi bạn có thể vuốt ve nó.

“Hiểu ngôn ngữ cơ thể của con chó” – hầu hết những con chó sẽ hiển thị dấu hiệu cảnh báo cụ thể trước khi nó chuẩn bị cắn.

Nếu bạn đang bị một con chó sủa và dồn bạn, ngay lập tức tránh tiếp xúc bằng mắt. Hãy quay ngay đi chỗ khác, đừng bao giờ chạy hay la hét. Khi con chó dừng lại chú ý đến bạn, bạn hãy từ từ quay lại và đi bình tĩnh.

Không bao giờ tiếp cận một con chó đang ăn, ngủ hoặc đang chăm sóc chó con. Con chó trong những tình huống nàycó nhiều khả năng sẽ cắn bạn bởi bản năng tự vệ.

Không bao giờ để trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh một mình với một con chó vì bất kỳ lý do nào.

Không tiếp cận, hoặc cố gắng di chuyển một con chó bị thương. Thay vào đó, liên hệ với một quản lý chuyên ngành hoặc bác sỹ thú y để được hỗ trợ.

Nếu con chó đã cắn một ai đó?

Chủ sở hữu chó ngay lập tức dùng các biện pháp nhốt hoặc xích con chó, sau đó lập tức giúp nạn nhân.

Nạn nhân, nếu có thể, nên rửa khu vực vết cắn thật kỹ bằng nước xà phòng ấm.

Liên hệ với bác sỹ hoặc phải tự xử lý vết cắn tạm thời (tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết cắn, có thể phải đi viện để khâu nếu vết cắn nhiều và quá rộng).

Chủ sở hữu chó phải cung cấp tất cả các thông tin y tế về con chó – đặc biệt là lịch sử vắc-xin phòng chống bệnh dại. Thông tin này cũng cần được cung cấp cho nạn nhân bị chó cắn được biết.

Chủ sở hữu con chó phải có biện pháp ngăn chặn con chó cắn một lần nữa, cần liên hệ với các trung tâm huấn luyện hoặc phải kiểm soát con chó chặt chẽ hơn nữa.

Chó dữ cắn người có thể được ngăn chặn nếu có các biện pháp thích hợp được thực hiện. Khi chủ sở hữu con chó chịu trách nhiệm và giáo dục nó, giúp nó xã hội hóa là chìa khóa an toàn cho mọi người và mọi vật xung quanh trong quá trình nuôi dưỡng.

Phòng ngừa chó cắn
đánh giá bài viết