Cấp cứu chó mèo thú cưng 24/7/365 cả ngày lễ ngày tết
in

Cấp cứu chó mèo thú cưng 24/7/365 cả ngày lễ ngày tết

Dịch vụ Cấp cứu chó mèo thú cưng 24/7/365 cả ngày lễ ngày tết của Bệnh viện Thú Y Tại Nhà với hệ thống bác sĩ trực cấp cứu và trang thiết bị từ thô sơ đến hiện đại luôn sẵn sàng, túc trực 24/7. Đội ngũ nhân viên cấp cứu bao gồm các Bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng, lái xe đã được huấn luyện và thực tập kỹ lưỡng về chuyên môn, quy trình sơ cứu, phương pháp vận chuyển… nhằm đảm bảo an toàn cao nhất cho thú cưng trên đường nhập viện.

Nhiều trường hợp do địa phương xa bệnh viện, trong khi chờ đến nơi cấp cứu. Khoa cấp cứu, Bệnh viện thú y tại nhà Hà Nội, hướng dẫn cách sơ cấp cứu những tai nạn thường gặp trong quá trình nuôi thú cưng như sau:

thú cưng chó mèo bị bỏng

Đầu tiên, cần xác định mức độ bỏng trước khi sơ cứu, ở mỗi độ bỏng sẽ có cách sơ cứu khác nhau
Trường hợp bỏng nhẹ: Da chó mèo chuyển màu đỏ, có thể kèm theo sưng, đau hoặc biểu hiện loang lổ, đỏ nhiều, gây đau và sưng nhiều, đường kính vết thương không quá 5- 8cm. Khi đó, cần làm mát vết bỏng bằng nước lạnh hoặc chườm lạnh ít nhất 20 phút rồi che phủ vết bỏng bằng băng gạc vô trùng. Nếu thấy đau, có thể cho uống một loại thuốc giảm đau không cần kê đơn.

chó mèo bị bỏng
chó mèo bị bỏng

Không dùng đá đặt trực tiếp lên vết bỏng vì có thể gây tê cóng và làm da chó mèo tổn thương thêm. Không làm vỡ bọng nước vì rất dễ nhiễm trùng. Không dùng aspirin cho chó mèo con
Trường hợp bỏng nặng: Vết thương có đường kính lớn hơn 5 – 8 cm hoặc bỏng ở các vị trí như bàn tay, bàn chân, mặt, bẹn, mông, khớp lớn… Những vết bỏng nặng nhất thường không đau và có thể tổn thương ở tất cả các lớp da, mỡ, cơ và thậm chí vào xương. Vùng bị thương có thể cháy đen hoặc khô và trắng khiến cho chó mèo khó hít thở. Cần thực hiện các bước sơ cứu như sau:
– Đưa chó mèo ra khỏi vùng cháy, khói và nơi nhiệt độ nóng.
– Kiểm tra các dấu hiệu tuần hoàn (thở, ho hoặc cử động), nếu cần thiết thì tiến hành hồi sức cấp cứu.
– Che phủ vùng bỏng, dùng băng vô trùng sạch ẩm, quần áo sạch ẩm nếu có mặc hoặc khăn ẩm.
– Gọi ngay cấp cứu hoặc nhờ sự giúp đỡ của nhân viên y tế gần nhất.
– Lưu ý: Không ngâm vết bỏng nặng và diện tích rộng vào nước lạnh vì làm như vậy có thể gây sốc.

chó mèo ăn phải bả , hải sản , thức ăn ôi thiu, động vật chết

Nếu thấy chó mèo vừa ăn phải bả chuột/ bị đánh thuốc,ăn hải sản gây nôn ngay lập tức có thể sơ cứu quyết định tới trên 80% mạng sống của chó. Bả chó là bột mã tiền trộn vào xương gà, chất độc này tác động cực nhanh vào hệ thống tim mạch chó nên ta thường thấy chó chết rất nhanh.

Gây nôn khẩn cấp cho chó mèo là biện pháp rất quan trọng loại trừ chất chứa trong dạ dày khi chó ăn phải hóa chất độc, bả chuột, cỏ cây độc, thức ăn độc và dị vật. Trước khi gây nôn cần làm cho cơ thể vật hạ nhiệt và tỉnh táo bằng cách dội nước lạnh liên tục.

chó mèo bị ngộ độc thức ăn bị đánh bả
chó mèo bị ngộ độc thức ăn bị đánh bả

Liên hệ ngay với các cơ sở thú y và phòng khám thú y gần nhất để có thể cấp cứu ngay lập tức cho chó mèo , trường hợp khẩn cấp có thể liên hệ đường dây nóng 0392195389

chó mèo bị gãy xương cổ , chân, háng

Nếu phát hiện chó mèo có những dấu hiệu gãy xương như chi khớp biến dạng, chảy máu nhiều, ấn nhẹ hoặc cử động nhẹ cũng gây đau, xương chọc thủng da, đầu chi bị thương ngón tay hoặc ngón chân bị tê, tím tái… Hãy đưa chúng đi cấp cứu sớm nhất có thể. Trong thời gian chờ đợi sự can thiệp của thú y, người chăm sóc cần thực hiện các bước sơ cứu như sau:
•    Cầm máu: Ấn chặt vết thương bằng băng vô trùng hoặc một miếng vải, quần áo sạch.
•    Bất động vùng bị thương, nẹp lại vùng chấn thương nếu bạn đã được đào tạo qua về chuyên môn. Nếu không đừng cố nắn lại xương. Mọi thứ liên quan đến xương khớp cần được chụp x-quang và siêu âm

chó bị gãy xương , bó bột nẹp xương
chó bị gãy xương , bó bột nẹp xương

•    Chườm đá để hạn chế sưng và giảm đau. Không chườm trực tiếp lên da mà hãy bọc đá trong khăn tắm, vải hoặc chất liệu khác rồi mới chườm.
•    Đặt chó mèo nằm với tư thế đầu thấp hơn thân mình một chút và kê cao chân để đề phòng sốc.

Hóc dị vật ở chó mèo

khi bị hóc dị vật thì việc đầu tiên là chó mèo sẽ ho khè , thở khó , việc cần làm là nhấc điện thoại lên ngay và gọi cấp cứu tại các bệnh viện thú y uy tín như bệnh viện thú y tại nhà

chó mèo hóc dị vật
chó mèo hóc dị vật

trong lúc chờ đợi có bác sĩ qua tận nhà , người chăm sóc có thể dốc ngược thú cưng lên và vỗ vào lưng để dị vật tránh chèn vào đường thở của chó mèo , các dị vật lạ có thể là quả bóng , quả nhãn , quả vải , hột ,….

thú cưng bị điện giật

Để đề phòng điện giật, không nên thiết kế ổ cắm điện nằm trong tầm với của chó mèo.

Các bước sơ cứu khi bị điện giật như sau:
•    Tắt nguồn điện tiếp xúc với chó mèo. Hãy dùng các vật dụng không dẫn điện như bìa caton, nhựa gỗ để ngắt nguồn điện.

chó mèo bị điện giật
chó mèo bị điện giật

•    Kiểm tra dấu hiệu tuần hoàn thở, tiến hành hô hấp nhân tạo khi cần thiết.
•    Đặt chó mèo nằm với tư thế đầu thấp hơn thân mình một chút và kê cao chân để đề phòng sốc.
•    Gọi cấp cứu ngay nếu thấy chó mèo bị giật điện có triệu chứng loạn nhịp tim hoặc tim ngừng đập, suy hô hấp, tím tái hoặc ngừng thở, đau và co rút cơ, co giật, tê bì, bất tỉnh…

chó mèo chảy máu , sứt chân , người , vết thương hở

•    Cầm máu: ấn nhẹ vào vết thương bằng vải hoặc băng, giữ từ 20 đến 30 phút.
•    Làm sạch vết thương bằng nước sạch. Không rửa bằng xà phòng.
•    Dùng nhíp sạch và cồn để lấy các dị vật (nếu có).
•    Đối với các vết thương nặng nên đến bệnh viện thú y gần nhất điều trị kịp thời, tránh bị nhiễm trùng và uốn ván
Trong trường hợp chân chó mèo bị đứt lìa:
•    Dùng vải sạch hoặc túi nilon sạch đựng phần chi bị đứt rời, gói thêm 2 -3 lớp nilon rồi bỏ vào thùng đá lạnh.

tham khảo thêm : https://thuytainha.com/dich-vu-tieu-phau-dai-phau-cac-chan-thuong-cua-cho-meo/
•    Đặt một nút như nắp chai, bút viết hình trụ ở vị trí cách trên vết thương 3-5 cm, Dùng Garo, vải mềm cầm máu (quấn thật chặt). Xoắn garo hoặc vải từ từ cho đến khi máu hết chảy.

chó mèo bị xây sát vết thương hở
chó mèo bị xây sát vết thương hở

•    Cho chó mèo nằm đầu thấp, chân cao, nhớ ủ ấm cơ thể. Cứ 15 phút lại nới lỏng garo khoảng vài giây.
•    Đưa chó mèo đến bệnh viện thú y sớm nhất có thể, đặt chó mèo ở tư thế nằm. Không nên để lâu quá 18 tiếng đồng hồ.
Lưu ý: Tránh để nước tiếp xúc với phần chi bị đứt rời. Không nên bôi trực tiếp oxy già, iot và dung dịch chứa iot vào vết thương hở vì có thể gây kích ứng tế bào sống.

chó mèo bị sốt co giật nôn

Đặt chó mèo nằm ở nơi bằng phẳng, nằm nghiêng sang một bên, đầu kê gối ở vị trí an toàn và hơi ngửa để tránh dịch nôn ói và bọt xùi ở mép tràn vào phổi gậy nguy hiểm đến tính mạng chó mèo. Tạo không khí thông thoáng.
•    Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt sạch nước và lau khắp người chó mèo, đặc biệt là vùng bẹn, nách, cổ và trán. Lau đi lau  liên tục cho đến khi chó mèo hết cơn co giật thì dừng lại.

chó mèo bị sốt nôn co giật
chó mèo bị sốt nôn co giật

tham khảo thêm : Dịch vụ chữa care & parvo cho chó mèo tại nhà
•    Khi bị sốt cao, co giật, chó mèo không thể uống được thuốc hạ sốt nên phải nhanh chóng đặt thuốc hạ sốt bằng đường hậu môn hoặc tiêm dung dịch hạ sốt chó chó mèo.
•    Nhanh chóng đưa chó mèo đi cấp cứu để được điều trị sớm và phòng tránh cơn co giật tái phát.

Cấp cứu chó mèo thú cưng 24/7/365 cả ngày lễ ngày tết
5 (100%) 2 votes