chăm sóc chó già
in

Chăm sóc chó già

Mỗi một con chó đều trải qua quá trình lão hóa, và có nhiều biểu hiện khác thường. Bài viết này sẽ khái quát lại để mọi người tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề liên quan đến sự lão hóa của con chó.

Khi nào thì chó được coi là “về già”?

Thật sự không có một độ tuổi chính xác để xác định chó của bạn đã “về già” hay chưa. Tuy nhiên, theo ý kiến của các bác sỹ thú y thì chó già là những con chó đang sống trong 1/3 những năm cuối của một con chó.

Ví dụ: vòng đời trung bình của giống chó cỡ lớn Great Dane là 9 năm, thì chó từ 6 – 9 tuổi được xem là chó già; hay giống chó cỡ nhỏ Poodle sẽ là năm 10 – 15 tuổi vì vòng đời trung bình của Poodle là 15 năm.

Đây không phải là những con số ước lượng chính xác mà chúng chỉ mang tính chất tham khảo và đối chiếu thêm. Vì thế, đừng quá phục thuộc vào những số liệu này bởi lẽ, lão hóa là một quá trình diễn tiến từ từ và kéo dài trong suốt cuộc đời.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, mà ta xác định “tuổi già” cho một con chó. Có những trường hợp, mặc dù chó đã được xác nhận là đã già vào độ tuổi nhất định, tuy nhiên, chúng vẫn hoạt động mạnh mẽ và năng động như lúc còn trẻ. Lại có một số trường hợp khác, chó chưa đến độ tuổi về già thì đã già do yếu tố thể chất hoặc bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như chấn thương, gen xấu, môi trường bên ngoài, dinh dưỡng…

Quý khách có nhu cầu sử dụng các dịch vụ cho chó con có thể tham khảo các dịch vụ sau:

  1. đỡ đẻ & mổ đẻ cho chó mèo
  2. tiêm phòng cho chó mèo
  3. bảng giá thú y
  4. triệt sản cho chó mèo
  5. cấp cứu chó mèo
  6. siêu âm chó mèo
  7. chữa ghẻ viêm da chó mèo

Thay đổi thường thấy nhất ở chó già là gì?

Bệnh răng miệng. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn 80% chó bị bệnh về lợi, khi mới được 3 tuổi. Chế độ chăm sóc răng miệng bao gồm đánh răng, kiểm tra răng miệng, và cạo vôi răng nên được duy trì thường xuyên.

Chó già thường có xu hướng thay đổi màu lông => đen thành trắng, giống như người gọi là tóc bạc.

Vận động có quan trọng đối với chó già?

Rất quan trọng. Các bài tập luyện và sự giám sát của chủ nuôi rất quan trọng đối với bất kì giai đoạn nào trong đời sống của chó. Tuy nhiên, với chó già, bạn cần điều chỉnh mức độ và cường độ luyện tập phù hợp với thể chất của chó. Nếu chó già không sử dụng cơ bắp, chúng sẽ mất khối lượng cơ, và dần dần gặp khó khăn trong việc di chuyển. Những bước đi ngắn thường xuyên hay bơi lội sẽ giúp chó giữ dáng và kiểm soát cân nặng. Nếu chó nhà bạn đang bị viêm khớp, các khớp cứng và sưng đỏ, hãy thêm một đoạn đường ray để giúp chó lên xuống cầu thang dễ dàng. Việc này không những giúp chó già vận động, mà còn làm giảm áp lực cơ thể lên các khớp gối, giúp chó già mạnh khỏe hơn.

Nhu cầu dinh dưỡng và sinh hoạt cho chó già thay đổi như thế nào?

Một trong những căn bệnh nghiêm trọng mà chó già thường gặp nhất là béo phì. Tuy nhiên, căn bệnh này lại rất dễ phòng tránh và ngăn ngừa. Khi già đi, tốc độ chuyển hóa trong cơ thể chó suy giảm, nên lượng năng lượng cần thiết sẽ giảm xuống. Nếu bạn tiếp tục cho chó già ăn lượng thức ăn như khi còn trẻ, thì cơ thể chúng sẽ dễ tích tụ mỡ, dẫn đến khả năng mắc các bệnh khác như cao huyết áp, viêm khớp…

Ngoài ra, nếu chó già sống trong miền khí hậu lạnh, bạn hãy đặt giường của chó ở một nơi ấm áp trong căn nhà. Điều này sẽ đặc biệt hữu ích nếu chó già bị bệnh viêm khớp. Bạn cũng nhớ chích ngừa đầy đủ cho chó già, vì khi già đi, cơ thể chúng không còn đề kháng tốt như khi còn trẻ, dễ mắc phải những bệnh nhiễm trùng.

Da, lông của chó già sẽ thay đổi như thế nào?

Da và lông sẽ thay đổi khi chó già đi như vùng lông quanh mép sẽ có màu xám, bộ lông mỏng đi và nhạt màu. Ngoài ra, khi lông chó già mỏng và nhạt màu còn là báo hiệu của chứng suy dinh dưỡng hay một loại bệnh khác. Bạn nên đưa chó đi bác sỹ thú y để kiểm tra. Nếu chó già được chuẩn đoán là bình thường, bạn nên bổ sung axít béo như omega 3 và omega 6 để da lông chó già khỏe hơn. Nhưng nếu da của chó già cũng mỏng đi, kém đàn hồi, dễ rách và bị tổn thương, bạn nên kiểm tra thêm xem, trên người chó già có xuất hiện các vết bầm, cục u, hay những vết thương không lành nào không. Sau đó, đưa chó già và những đồ vật có thể gây ra các vết thương trên đến bác sỹ thú y để chẩn bệnh.

Tại sao chó già không nhận ra chủ và từ chối các câu mệnh lệnh?

Hầu hết chủ nuôi và bác sỹ thú y nghĩ rằng đây chỉ là dấu hiện của quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, những dấu hiệu này (và dấu hiệu khác – như lạc trong nhà, thay đổi giờ giấc ngủ, nhầm lẫn, và giảm sự chú ý) có thể là triệu chứng của bệnh Rối Loạn Nhận Thức. Nếu bạn nghĩ rằng chó già có những dấu hiệu của bệnh Rối Loạn Nhận Thức, hãy mang chó đi khám ngay. Hiện tại, bệnh này chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, bạn có thể dùng Anipryl để điều trị triệu chứng trên. Nếu loại thuốc này có tác dụng tốt ở chó già nhà bạn, chó già sẽ phải uống thuốc trong suốt quãng đời còn lại.

Viêm khớp là gì và tại sao chó già lại bị viêm khớp?

Viêm khớp là một tình trạng diễn tiến bao gồm việc hư sụn, và viêm một mối khớp dẫn đến việc đau và sưng khớp. Rất nhiều thú cưng có vấn đề về khớp bẩm sinh hay bị tổn thương một mối khớp sẽ dẫn đến viêm khớp ở mối khớp đó. Chó béo phì mà không được tập thể dục thường xuyên dễ mắc bệnh viêm khớp. Chó già cũng thường mắc bệnh viêm khớp do béo phì, và các yếu tố khác như dinh dưỡng và vận động.

Nếu chó bị viêm khớp, chủ nuôi có thể làm gì để giúp chó cảm thấy thoải mái nếu chú bị bệnh viêm khớp?

Bạn có thể mua cho chó cưng một chiếc giường bọt tạo hình để giúp nó thoải mái hơn trong lúc ngủ, vì giường bọt tạo hình giúp dàn đều trọng lượng của chú chó, giảm áp lực lên các khớp gối. Bạn có thể lắp thêm một đoạn đường ray để giúp chó lên xuống cầu thang dễ dàng. Nhớ giữ ấm cho chó và các khớp gối với áo khoác hay áo len. Nếu có thể, bổ sung các thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng viêm khớp.

Chăm sóc chó già
đánh giá bài viết